Khoáng chất là thành phần rất quan trọng trong cơ thể Tôm giúp cho quá trình lột xác của Tôm được dễ dàng, nếu thiếu khoáng Tôm sẽ bị bệnh cong thân, đục cơ, mềm vỏ. Đối với nuôi mật độ cao thì việc bổ sung khoáng chất cần phải được quan tâm và kịp thời. Có thể sử dụng liên tục suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 2 đến 3 tháng tuổi. Việc bổ sung Khoáng trộn cho tôm HACOMIX là vô cùng cần thiết, giúp gia tăng năng suất cũng như lợi nhuận cho bà con.
1. Tại sao cần bổ sung khoáng trộn cho tôm?
Tôm hấp thu chất khoáng, tạo vỏ mới, cân bằng áp suất thẩm thấu, điều hoà pH máu. Quá trình lột và tạo vỏ diễn ra suôn sẻ giúp tôm tăng trưởng nhanh, đề kháng tốt, ít bệnh. Chất khoáng tham gia xúc tác các phản ứng sinh hoá, tôm thiếu khoáng làm phản ứng sinh hoá diễn ra chậm, ảnh hưởng các hoạt động khác như tiêu thụ, hấp thu, chuyển hoá thức ăn.
Chất khoáng đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, kích thích tố (hormone), sắc tố, yếu tố cùng tham gia vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, hoạt hoá enzym.
Chất khoáng tham gia quá trình trao đổi chất ở tế bào, duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, nâng cao khả năng đề kháng bệnh, và chức năng sinh lý khác. Tôm có thể hấp thụ, bài tiết, chất khoáng trực tiếp từ môi trường nước, qua mang, bề mặt cơ thể.
Chất khoáng có các dạng: khoáng đa lượng (Ca, P, Mg, K), khoáng vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mn…), khoáng vô cơ (MgSO4 – sulfat magie, CaCO3 – Carbonat can xi, ZnO -oxide kẽm), khoáng hữu cơ (Metal -Specific Amino Acid- complex; Metal Amino Acid Chelate…
2. Nguyên nhân gây thiếu khoáng
- Nuôi tôm mật độ cao, phèn và kim loại nặng trong ao nuôi cao, ao nhiều chất hữu cơ, khí độc cao.
- Độ mặn trong nước thấp: Khi nuôi ở độ mặn thấp, môi trường thường thiếu khoáng dẫn đến sự chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường ngoài, kết quả là tôm sẽ lấy nước tự động thông qua mang và ruột. Tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong nuôi trường nước, vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn.
- Các hạt sét hấp thụ rất mạnh các ion hòa tan của của khoáng, khi ao nhiều sét, nhiều chất lơ lửng dễ gây thất thoát khoáng.
- Tôm bị bệnh, stress, hấp thu khoáng rất kém. Bổ sung khoáng không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.
- Tôm ở giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu khoáng khác nhau, cần canh chỉnh tần suất và liều lượng khi bổ sung khoáng.
- Tôm hấp thu khoáng vô cơ hạn chế do độ tiêu hoá khoáng vô cơ thấp, so với khoáng hữu cơ. Khoáng vô cơ kết hợp chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn, hạn chế hấp thu loại khoáng này qua con đường thức ăn. Acid niên mạc dạ dày tôm cao, hấp thu khoáng kém. Hấp thu khoáng chất ở tôm chủ yếu diễn ra ở ruột sau, dạng ion, những ion hoá trị thấp thì tốc độ hấp thu lớn hơn các ion hoá trị cao, gây thiếu khoáng ion hoá trị cao như Ca2+, Mg2+
3. Biểu hiện của ao nuôi tôm bị thiếu khoáng
Tôm thiếu khoáng có các biểu hiện như cong thân, dị hình, biến dạng, đục các đốt cơ, tỷ lệ sống giảm, tăng trường chậm, tần suất lột xác giảm, lột xác dính vỏ. Tôm bị mềm vỏ, thời gian cứng vỏ kéo dài hơn 2 giờ do thiếu khoáng, là cơ hội tốt để virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…tấn công, gây bệnh.
Các biểu hiện thiếu khoáng khác như tôm ăn yếu, tiêu hoá thức ăn chậm, gan xấu, đường ruột không đầy thức ăn, mờ nhạt.
Nuôi tôm trong môi trường độ mặn thấp, tôm thiếu kali, thường thấy trên cơ thể tôm có những đốm đen nhỏ liti trên vỏ tôm, hoặc đốm trắng đục trên thân, ở trong thịt (đục cơ), trường hợp nhẹ dễ trị, nếu tôm vừa bị đục cơ, cong thân rất khó trị, dẫn đến tôm chết hàng loạt.
4. Cách bổ sung khoáng cho ao nuôi
- Giữ ổn định pH bằng hạ phèn HACOSAR trước khi đánh khoáng để ổn định kềm trong ao nuôi.
- Chọn thời điểm tôm chuẩn bị lột xác đồng loạt 21 – 22g đêm, hoặc 3 – 4 g sáng, đánh khoáng, tăng khả năng hấp thu khoáng cho tôm, hạn chế đánh khoáng ban ngày.
- Giữ ổn định pH bằng hạ phèn HACOSAR trước khi đánh khoáng để ổn định kềm trong ao nuôi.
- Sử dụng chế phẩm sinh học Siêu xử lý đáy ao HACOMAX có thành phần vi sinh Bacillus, Thiobacillus, Clostridium, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria, kết hợp các enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Phytase, Lypase, Amyllase, Cellulace, Chitinnase…hạn chế khí độc tăng cao trước khi đánh khoáng.
- Nuôi tôm độ mặn thấp, cần phối hợp bổ sung vitaminc C & khoáng trộn HACOMIX liên tục trong suốt quá trình nuôi.
Công dụng của Khoáng trộn HACOMIX
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm.
- Phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh: cong thân, đục thân, xanh da trời, ốp vỏ, mềm vỏ kinh niên…
- Khắc phục tình trạng tôm lột dính, tôm yếu và chết sau lột xác.
- Giúp tôm khỏe, săn chắc thịt, màu sắc đẹp tự nhiên và nặng ký.
- Bổ sung nhanh chóng các khoáng chất cần thiết trong ao nuôi tôm, cá.
- Giúp tôm nhanh cứng vỏ sau quá trình lột, lột xác đồng loạt.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “KHOÁNG TRỘN CHO TÔM HACOMIX”